Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

25122017- Cho thuê xe 35 chỗ đi chùa Dâu - Bắc Ninh - thuê xe du lịch uy tín

Cho thuê xe 35 chỗ đi chùa Dâu - Bắc Ninh - thuê xe du lịch chất lượng

Chùa Dâu còn có cái tên là Diên Ứng, chùa Pháp Vân hay là chùa Cổ Châu. Ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30km. Đây là một trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Nếu bạn muốn tới thăm ngôi chùa này, khám phá những giá trị tâm linh cũng như văn hoá của ngôi chùa, hãy đến với dịch vụ Cho thuê xe 35 chỗ đi chùa Dâu - Bắc Ninh giá rẻ tại Hà Nội.

 

Với 15 năm kinh nghiệm cùng sự chuyên nghiệp, công ty chúng tôi sẽ và luôn cố gắng phục vụ các bạn một cách tốt nhất và nhanh nhất có thể.

Công ty chúng tôi là địa chỉ Cho thuê xe 35 chỗ Hyundai Thaco uy tín nhất tại Hà Nội. Các bạn sẽ được tư vấn các dịch vụ thuê xe miễn phí với giá thuê xe rẻ nhất. Để có giá tốt và chính xác nhất bạn hãy lên sẵn lịch trình, thời gian đi Chùa Dâu của mình sau đó liên hệ để tham khảo giá. Chúng tôi có rất nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào thời gian đi của khách hàng vào đầu tuần hay cuối tuần, vào mùa cao điểm hay mùa thấp điểm … mà giá thuê xe sẽ khác nhau.

tha-co

Chùa Dâu tọa lạc ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30km. Chùa có nhiều tên gọi: Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Đình tự, Cổ Châu tự, Chùa cả. Chùa thờ Pháp Vân. Nơi đây là trung tâm thành cổ Luy Lâu từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên.

Đây là ngôi chùa phật giáo cổ nhất Việt Nam. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay.

Tháp Hòa Phong Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, cao khoảng 17 m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ “Hòa Phong tháp”. Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Từ “Hoà Phong” có nghĩa là ngọn gió mát mẻ, tốt lành


 

Lịch sử hình thành và phát triển

Theo ghi chép trong sách sử và bia đá, đây là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam, là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, một từ Ân Độ sang, một từ phương Bắc xuống.

Vào đầu công nguyên, các tăng sĩ Ân Độ, tiêu biểu là Khâu Đà La, đã tới Dâu – tức Luy Lâu tiến hành truyền bá đạo Phật, lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu – trung tâm Phật giáo lớn nhất và cổ xưa nhất của Việt Nam. Chùa tháp được xây dựng rất nguy nga bên cạnh thành quách, đền đài, cung điện, lầu gác, phố chợ sầm uất của đô thị Luy Lâu, trong đó chùa Dâu là trung tâm trong hệ thống các chùa thờ Phật và thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), một nét độc đáo trong sự kết hợp giữa Phật giáo Ân Độ và tín ngưỡng dân gian của người Việt. Chùa Dâu trở thành trung tâm của Thiền phái Tì ni đa lưu chi – Thiền phái đầu tiên của Phật giáo Việt Nam.

 

Cảnh quan và kiến trúc

Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt Nam, chùa Dâu được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện

Với diện tích khoảng 1730m2 trên khu đất rộng bằng phẳng nằm cạnh sông Dâu, chùa được xây dựng mang đậm phong cách nghệ thuật, kiến trúc của thời Lý, Trần do được tu sửa vào thời kỳ này

Đến với chùa Dâu ngoài cảnh quan đồ sộ, chúng ta còn được chiêm ngưỡng những pho tượng quý giá như Pháp Vân, Kim Đồng, Ngọc Nữ, những bức phù điêu chạm khắc trên những bức trống, cốn, giá chiêng mà ngày nay ít khi có được. Tất cả đều được tạc và rèn đúc rất tinh xảo trong bàn tay các nghệ nhân đời xưa.

Tượng Pháp Vân cao 1m85cm tạo trong thế ngồi ở tòa sen toàn thân sơn màu cánh dán. Với chân dung tai to, lông mày cong lá liễu, cổ cao ba ngấn tay phải dơ 5 ngón lên trời, trong lòng bàn tay có một viên ngọc sáng. Nét thanh thoát, mềm mại của bức tượng đã toát lên vẻ nhân từ, độ lượng của nhà Phật thiêng liêng, cao quý

Ở gian giữa chùa có tượng Bà Dâu, hay nữ thần Pháp Vân, uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2m được bày ở gian giữa. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc. Ở hai bên là tượngKim Đồng và Ngọc Nữ. Phía trước là một hộp gỗ trong đặt Thạch Quang Phật là một khối đá, tương truyền là em út của Tứ Pháp.

 

Lễ hội

Hằng năm cứ vào ngày 8 tháng 4 âm lịch, không ai bảo ai người dân từ thập phương đều kéo về nơi đây lễ Phật cầu may. Đó cũng là ngày hội chính của chùa Dâu, ngày mà bà Man Nương sinh hạ.

Hội Dâu mở trong 3 ngày: mồng 7, mồng 8, mồng 9 âm lịch với một quy chế rất chặt chẽ. 11 kiệu Phật được rước ra ngoài trời, đi khắp 12 làng xã trong Tổng Khương. Các kiệu Phật được phong áo rất lộng lẫy uy nghi.

Gắn với lễ hội còn có các trò chơi dân gian như thi cướp nước, múa trống, múa gậy, múa sư tử. Ban đêm có hát chầu văn, hát chèo, hát trống quân,… Đi theo các pho tượng rước còn có các tán, long, tù và, trống chiêng… tất cả đã tạo nên cho ngày hội thêm đông vui, náo nhiệt.

Về với chùa Dâu ta còn được nghe kể rất nhiều chuyện, truyền thuyết dân gian về Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, về sự tích giữa ông Khâu Đà La và bà Man Nương đầy ly kỳ, hấp dẫn.

Ý nghĩa quan trọng nhất của hội Dâu là cầu cho mưa thuận gió hòa, ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp, một lễ hội Phật giáo lớn của vùng đồng và Trung du Bắc Bộ.

>> Tham khảo thêm bài viết Cho thuê xe đi chùa Dâu - Bắc Ninh

Công ty chúng tôi luôn không ngừng nỗ lực trong suốt 15 năm qua để mang đến cho khách hàng dịch vụ thuê xe tốt nhất. Sự hài lòng hàng triệu khách đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi là thành công lớn nhất của công ty. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 0964.955.519 / 0167 337 3333 hoặc địa chỉ công ty: Số 68/299 Hoàng Mai, P.Hoàng Văn Thụ, Q,Hoàng Mai, Hà Nội. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét